Nguyên nhân Wifi mạnh nhưng vào mạng yếu hoặc không vào được mạng
Thông thường, tốc độ mạng sẽ phụ thuộc phần nhiều vào các gói cước mà bạn lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp tốc độ Wifi giảm sút sau một thời gian dài sử dụng đến từ các lý do như router xuống cấp, cân bằng tải kém hơn hoặc trong nhà có nhiều thiết bị hấp thụ sóng điện từ,..và đôi khi dù cột sóng wifi mạnh nhưng vào mạng yếu hoặc tệ hơn là không có kết nối mạng để sử dụng. Trường hợp này thường xuất hiện bởi một vài lỗi như sau:
Lỗi thông tin trên cục modem wifi với các kết nối của thiết bị điện tử như smartphone hay laptop, máy tính bảng… Lỗi này đòi hỏi người dùng phải khởi động lại máy tính/smartphone, cục modem wifi cũng như đồng thời thay đổi cài đặt trên điện thoại.
Lỗi về đường truyền không ổn định cũng là một nguyên nhân thường gây đến tình trạng sóng wifi mạnh nhưng vào mạng yếu. Lỗi này thường xảy ra do điện thoại kết nối quá lâu với điểm phát sóng Wifi trong khoảng thời gian dài mà không khởi động lại.
Kiểm tra tình trạng modem xem có phát sinh lỗi hỏng hóc, đứt dây truyền cáp quang hay không. Nếu xảy ra tình trạng này, bạn hãy liên hệ đến nơi cung cấp modem Wifi để nhận được dịch vụ bảo hành chất lượng và đáng tin cậy, chẳng hạn như Nguyễn Kim để không còn phát sinh lỗi sóng wifi mạnh nhưng vào mạng yếu nữa nhé. Cách khắc phục mạng yếu, wifi chậm
Sau khi khắc phục tình trạng sóng wifi mạnh nhưng vào mạng yếu nhưng bạn vẫn còn kết nối mạng rất chập chờn, hãy thử khắc phục wifi yếu bằng những cách sau đây.
1. Kiểm tra tín hiệu
Nếu bạn đang download tài liệu, hoặc xem phim quá chậm,..thì chúng ta dễ dàng biết đó là tín hiệu yếu. Nhưng đôi lúc vẫn có nhiều bạn không thể đo được do khu vực đó đã nằm ngoài tầm phủ sóng của wifi. Lúc này bạn hãy nghĩ ngay đến ứng dụng Wifi Analyzer (nền tảng Android) hoặc XYZ (nền tảng iOS) để kiểm tra được độ mạnh yếu của wifi trong khu vực xung quanh bạn.
Nếu tình trạng này diễn ra trên thiết bị máy tính: hãy thử những cách khắc phục nhanh máy tính không kết wifi sau đây nhé!
2. Sử dụng thiết bị Repeater Wifi
Hiện nay người dùng được lựa chọn nhiều giải pháp để khắc phục mạng wifi yếu hơn so với trước đây, và sử dụng bộ kích sóng Repeater Wifi với nhiều ưu điểm về thiết kế nhỏ gọn không gây mất mỹ quan và tính năng khuếch tán sóng wifi với cường độ và phạm vi rộng hơn từ router chính. Thiết bị này rất hữu ích đối với những ngôi nhà cao tầng và có nhiều thiết bị kết nối mạng cần sử dụng một lúc.
Ngoài ra bạn còn có thể cân nhắc sử dụng USB wifi để giúp các thiết bị điện tử nhận và phát sóng wifi ổn định, hạn chế hiện tượng mất mạng, chập chờn hay giật lag nữa.
3. Kiểm soát băng thông mạng
Bên cạnh lỗi sóng wifi mạnh nhưng vào mạng yếu, việc bạn download và thực hiện quá nhiều tác vụ nặng cũng có thể khiến cho kết nối wifi yếu hẳn đi. Bạn có thể kiểm tra xem máy tính có đang download quá nhiều thứ hay không, có thể đó là những tập phim yêu thích hoặc các tựa game nặng qua IDM chẳng hạn. Nếu nhà bạn ở đông người, hãy xem thử có ai đang chiếm dụng băng thông hay không.
4. Khởi động lại cục Router
Router là thiết bị mạng do hoạt động thường xuyên nhất trong nhà nên đôi lúc trở nên quá tải và phát sinh các lỗi khiến cho đường truyền bị nhiễu và không ổn định , bạn có thể khởi động lại cục Router để khắc phục wifi yếu. Đây có lẽ là phương pháp khắc phục chữa cháy nhiều người nghĩ đến nhất, bạn có thể thử khởi động lại hoặc tắt hẳn router trong khoảng 5 đến 10 phút, đồng thời tháo pin và dây nguồn (nếu có) và sau đó mở lên lại để reset toàn bộ hệ thống cấp phát wifi.
Nếu Router của bạn có vấn đề, hãy nâng cấp đầu thu wifi nhà mình với thiết bị mạng TP-Link. Hoặc tham khảo thêm những tiêu chí chọn mua Router phù hợp với nhu cầu nhé!
5. Thiết lập IP tĩnh
Đôi khi lỗi không thể truy cập được vào mạng do sóng wifi mạnh nhưng vào mạng yếu có thể xuất phát từ việc có quá nhiều máy tính đang sử dụng trong cùng một hệ thống truy cập. Một cách làm khá đơn giản là bạn có thể đặt IP tĩnh và xét IP cho laptop, smartphone hay các thiết bị điện tử khác của mình để vào được mạng và khắc phục wifi yếu